Các cơ quan Liên Hiệp Quốc

Đại hội đồng

Đại Hội đồng là cơ quan chủ chốt của LHQ. Bao gồm tất cả các quốc gia thành viên LHQ, cơ quan tổ chức họp thường kỳ hàng năm, nhưng các phiên họp khẩn cấp cũng có thể được triệu tập. Đứng đầu Đại Hội đồng là một chủ tịch, được bầu lên bởi các quốc gia thành viên trên cơ sở luân phiên giữa các khu vực, cùng với 21 phó chủ tịch. Phiên họp đầu tiên của Đại hội đồng được triệu tập vào ngày 10 tháng 1 năm 1946 tại Hội trường Methodist Central Hall ở London và bao gồm đại diện của 51 quốc gia.

Đại Hội đồng biểu quyết bằng cách bỏ phiếu trong các vấn đề quan trọng ‒ đề xuất hòa bình và an ninh; tuyển chọn thành viên cho các cơ quan; thu nhận, đình chỉ và trục xuất thành viên và các vấn đề ngân sách ‒ một vấn đề chỉ được thông qua nếu đa số 2 3 {\displaystyle {\tfrac {2}{3}}} số đại biểu có mặt và bỏ phiếu chấp thuận. Các vấn đề khác được quyết định bởi đa số quá bán. Mỗi quốc gia thành viên chỉ có một phiếu. Ngoại trừ việc thông qua các vấn đề về ngân sách bao gồm việc chấp nhận một thang bậc thẩm định, nghị quyết của Đại hội đồng không có giá trị ràng buộc đối với thành viên. Đại hội đồng có thể đề xuất về các sự việc trong khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc, ngoại trừ các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh thuộc thẩm quyền xem xét của Hội đồng Bảo an.

Hội đồng Bảo an

Hội đồng Bảo an là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên Hiệp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Trong khi các cơ quan khác của LHQ chỉ có thể đưa ra "khuyến nghị" cho các nước thành viên, Hội đồng Bảo an có quyền đưa ra các quyết định ràng buộc mà các nước thành viên buộc phải tuân theo. Các quyết định của Hội đồng được gọi là nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Hội đồng Bảo an gồm 15 quốc gia thành viên, bao gồm 5 thành viên thường trực ‒ Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, và Hoa Kỳ ‒ cùng với 10 thành viên không thường trực được Đại Hội đồng bầu lên với nhiệm kỳ 2 năm. Mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an chỉ được thông qua với sự nhất trí của 5 nước thành viên thường trực. Mỗi khi có một nghị quyết của Hội đồng Bảo an không được thông qua do 1 nước thành viên thường trực bỏ phiếu chống, ta nói rằng nước đó đã phủ quyết.

Cùng với sự đổi thay của thế giới, Hội đồng Bảo an đang đứng trước yêu cầu phải "làm mới bản thân", trong đó quy mô của số thành viên thường trực là một vấn đề gây tranh cãi. Theo một kế hoạch cải tổ được đề xuất gần đây, số thành viên thường trực có thể sẽ tăng thêm 5 quốc gia nữa, trong đó các ứng cử viên được đề cập nhiều nhất là Đức, Nhật Bản, Brasil, Ấn Độ và 1 quốc gia châu Phi (có thể là Nam Phi hoặc Nigeria).

Ban thư ký

Ban Thư ký Liên Hợp Quốc do Tổng Thư ký đứng đầu, được hỗ trợ bởi Phó Tổng Thư ký và nhiều nhân viên dân sự hoạt động trên khắp thế giới. Ban thư ký có nhiệm vụ cung cấp thông tin, thực hiện các nghiên cứu, và hỗ trợ các cơ quan khác nhau của Liên Hiệp Quốc tổ chức các cuộc họp. Nó cũng thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ dẫn của Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, và các cơ quan LHQ khác.

Tổng thư ký đóng vai trò trên danh nghĩa là người phát ngôn và là người lãnh đạo của tổ chức LHQ. Chức danh Tổng Thư ký được quy định trong bản Hiến chương như là "viên chức quản trị chính" của tổ chức này.

Tổng thư ký được bổ nhiệm bởi Đại hội đồng, sau khi đã nhận được sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an. Tổng thư ký hiện tại là António Guterres, người đã thay thế cho Ban Ki-moon vào năm 2017.

Tòa án Công lý Quốc tế

Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), có trụ sở ở Hague, Hà Lan, là cơ quan tư pháp chính của Liên hợp quốc. Được thành lập vào năm 1945 theo Hiến chương LHQ, Tòa án bắt đầu hoạt động vào năm 1946 với tiền thân là Toà án Thường trực Công lý Quốc tế. ICJ gồm 15 thẩm phán phục vụ nhiệm kỳ 9 năm và được Đại hội đồng bổ nhiệm; các thẩm phán bắt buộc phải tới từ những quốc gia khác nhau. Mục đích chính của ICJ là để xét xử tranh chấp giữa các quốc gia trên thế giới. Tòa án đã phải giải quyết các trường hợp liên quan đến tội ác chiến tranh, sự can thiệp của nhà nước bất hợp pháp, thanh trừng dân tộc và vô số các vấn đề khác. ICJ cũng có thể được các cơ quan LHQ liên hệ để cung cấp ý kiến tư vấn.

Hội đồng Kinh tế và Xã hội

Hội đồng Kinh tế và Xã hội (ECOSOC) là cơ quan hỗ trợ Đại Hội đồng trong việc thúc đẩy hợp tác và phát triển kinh tếxã hội giữa các quốc gia. ECOSOC có 54 thành viên, được Đại Hội đồng bầu lên với nhiệm kỳ 3 năm. Chủ tịch Hội đồng được bầu với nhiệm kỳ 1 năm. Hội đồng có một cuộc họp thường niên vào tháng 7, được tổ chức tại New York hoặc Geneva.

Các cơ quan chuyên môn

Hiến chương Liên Hiệp Quốc quy định rằng mỗi cơ quan chính của Liên Hiệp Quốc có thể thành lập nhiều cơ quan chuyên môn khác nhau để thực hiện nhiệm vụ của mình. Một số cơ quan nổi tiếng nhất là Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc ̣(UNESCO), Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Liên Hiệp Quốc http://elearning.security-research.at/flash/un http://www.globalresearch.ca/the-united-nations-se... http://andrewlanderyou.blogspot.com/2005/11/throw-... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/616264 http://www.economist.com/background/displayBackgro... http://foreignpolicy.com/story/cms.php?story_id=34 http://www.freewebs.com/worldfind http://books.google.com/books?vid=ISBN3900704163&i... http://hanskoechler.com/koechler-quo-vadis-UN.htm http://www.innercitypress.com/